Nét Đẹp Văn Hoá, Văn Hoá

Nét độc đáo, đa dạng, đầy khác biệt trong văn hóa Tây Nguyên

Net doc dao da dang day khac biet trong van hoa tay nguyen 5
Tây Nguyên là vùng thể hiện đa dạng các sắc thái văn hóa, được thể hiện qua nghệ thuật cồng chiêng, kho tàng văn học và lễ hội các dân tộc Tây Nguyên. Tây nguyên là một trong 3 tiểu vùng của miền Trung, bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Văn hóa Tây Nguyên được hình thành và ảnh hưởng của “văn minh nương rẫy” thay vì “văn minh lúa nước” như ở đồng bằng. Tất cả các lĩnh vực nghệ thuật, văn học, lễ hội đều khác biệt. Dưới đây là những biểu hiện của nét đẹp văn hóa này mà Topsacdep.com muốn chia sẻ cùng với bạn.

Giá trị văn hóa hữu hình

Giá trị văn hóa hữu hình ở Tây nghuyên đến nay vẫn giữ nguyên giá trị của nó. Đó là những ngôi nhà rông, nhà sàn của người Bana, Gialai, Êdê, Mnông hướng về phía bắc nam để lấy ánh sáng mặt trời tới sườn Đông Tây như hoa hướng dương. Đó là cầu thang nhà rông nhà sàn mang dáng bầu vú mẹ tiêu biểu cho mẫu hệ Tây nguyên, là những thiết chế nhà dài (kopan) được đẽo nguyên từ thân cây lớn, là ché rựu cần bên bếp lửa hồng, là những công cụ sản xuất thô sơ bằng đá, bằng đồng, là những vòng bạc, vòng đồng đeo ở cổ tay, chân trong những gày hỏi chồng(Trôk kô – ông), lễ thỏa thuận (Bi Kuộd) và lễ cưới ( Kbih Ungmô)
Net doc dao da dang day khac biet trong van hoa tay nguyen

Kiến trúc – nét độc đáo trong văn hóa của người Tây Nguyên

Kiến trúc Tây nguyên trước hết phải nói đến kiến trúc nhà mồ. Tuy nó là kiến trúc dân gian thuộc loại không lớn nhưng có thể nó không có một dạng kiến trúc nào của Tây nguyên lại có thể so sánh với nó về giá trị nghệ thuật kiến trúc và giá trị nghệ thuật tạo hình. Nhà mồ là sản phẩm kết tinh của nhiều loại hình nghệ thuật, là tác phẩm nghệ thuật tổng hợp, nó là kiến trúc, là điêu khắc, là hội họa, là trang trí.
Những danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong và ngoài Thành phố Đà lạt như thác Đămbơri, thác Premli thơ mộng với hồ than thở, thung lung tình yêu… giá trị văn hóa hữu hình ở Tây nguyên còn phải kể đến vườn Quốc gia Yooc Đôn, Nom Ka, cao nguyên Konplong, khu rừng nguyên sinh Chư Mô Ray Đakuy núi Ngọc Linh với những chim thú, cây rừng hiếm quý, với thác Trinh Nữ mộng mơ, thác Yali hùng vĩ, thác Drây Sap, hồ Lắk, Dắk Tré, Kon Lak còn in đậm nét hoang dã. Giá trị vật thể ở Tây nguyên còn là những chứng tích căn cứ kháng chiến Bản Đôn, của làng Kông Hoa quê hương của những ngày đầu “Đất nước đứng lên”, là ngục Kông Tum, đường mòn Hồ Chí Minh, là chiến thắng An Khê, một đỉnh cao của thời kỳ chống Pháp, là chiến thắng Plây Me, Đắk Tô, Tân Cảnh, chiến thắng lịch sử Ban Mê Thuật hào hùng với thời kỳ chống Mỹ.

Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Cụm từ “Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên” không phải dành cho một địa danh riêng rẽ mà nó bao trùm 5 tỉnh Tây Nguyên, và là sự tập hợp của nhiều dân tộc thiểu số. Cồng chiêng Tây Nguyên không được hiểu đơn thuần như một loại nhạc cụ mà còn được người dân xem như một loại ngôn ngữ giao tiếp của con người với thế giới siêu thực, bởi thế các loại nhạc cụ này được sử dụng trong nhiều nghi lễ, tín ngưỡng quan trọng.
Những dịp người Tây Nguyên sử dụng cồng chiêng là lễ “thổi tai” khi đứa trẻ chào đời, tiếng chiêng cũng vang lên khi có đám cưới, làm rẫy, làm nhà… và tới khi chết đi, tiếng chiêng tiễn người đã mất ra mồ, khi bỏ nhà mồ. Nó cũng cất tiếng trong các cuộc săn bắn, lễ hội… mang tới cho người nghe không gian tâm linh huyền ảo, thanh cao và lãng mạn. Sự lãng mạn này đã xuất hiện trong các áng sử thi, trong các bài văn thơ đi vào lòng người.
Net doc dao da dang day khac biet trong van hoa tay nguyen 2

Cồng chiên Tây Nguyên

Bên cạnh giá trị nghệ thuật được biểu hiện qua kỹ thuật diễn tấu, cồng chiêng Tây Nguyên còn là sự hiện thân của tổng hòa các giá trị văn hóa:
  • Giá trị sử dụng đa dạng
  • Vật chất;
  • Giá trị biểu thị sự giàu sang và quyền uy
  • Giá thị tinh thần
  • Biểu thị đặc trưng và bản sắc văn hóa vùng
  • Biểu thị đặc trưng văn hóa tộc người hoặc nhóm tộc người
  • Giá trị phản ánh đa chiều
  • Giá trị cố kết cộng đồng và giá trị lịch sử
Cồng chiêng Tây Nguyên là nơi chứa đựng những giá trị kiệt tác của nhân loại. Sự kiện UNESCO công nhận “Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại” năm 2005 là dấu son cho niềm tự hào về truyền thống văn hoá vừa đa dạng phong phú, vừa độc đáo và giàu bản sắc của các dân tộc Tây Nguyên.

Sử thi Tây Nguyên

Trong kho tàng văn hoá phong phú của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, bên cạnh giá trị của âm nhạc cồng chiêng, còn phải kể đến giá trị của sử thi. Đó là những áng anh hùng ca. Nhưng có lẽ gọi một cách khoa học chính xác, đó là “sử thi”. Sử thi hình thành trên nền tảng văn hoá, văn nghệ dân gian thời sơ sử và thời cổ đại, trước hết trên nền tảng thần thoại. Thần thoại phản ánh nhận thức của người xưa về thế giới, về nhân loại, về cuộc sống… Thần thoại thường gắn liền với phong tục, tập quán, nghi lễ và ca múa nhạc nguyên thủy.
Net doc dao da dang day khac biet trong van hoa tay nguyen 1

Nền sử thi hào hùng của người Tây Nguyên

Hùng tráng như chính núi rừng và con người Tây Nguyên, trong kho tàng văn học Việt Nam, người Tây Nguyên đã xây dựng nên những áng sử thi bất hủ, còn được ví như những bản anh hùng ca của đồng bào vùng cao. Được hình thành trên nền tảng văn hoá, văn nghệ dân gian thời sơ sử và thời cổ đại, trước hết trên nền tảng thần thoại; thể loại văn học này phản ánh nhận thức của người xưa về thế giới, về nhân loại, về cuộc sống… gắn liền với phong tục, tập quán, nghi lễ và ca múa nhạc nguyên thủy.
Tây Nguyên là vùng đất sản sinh khá nhiều sử thi sớm đã được phong danh hiệu “vùng sử thi” hay “chiếc nôi của sử thi Việt Nam” với trên 20 sử thi của các dân tộc khác nhau, nổi bật là sử thi “khan Đam San” của người Ểđê. Sử thi Tây Nguyên là một giá trị tinh thần được đồng bào nơi đây lưu giữ lại trong trí nhớ và bằng cách truyền miệng.

Các lễ hội đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên 

Nhắc đến văn hóa Tây Nguyên không thể không nhắc đến một mảng đời sống tinh thần quan trọng của người Tây Nguyên, đó là các lễ hội truyền thống. Tất cả các lễ hội đều biểu thị những quan niệm về con người hay vũ trụ được họ tôn thờ như: Lễ cúng bến nước, lễ ăn cơm mới, lễ cưới, lễ mừng thọ hay lễ bỏ mả cho người đã khuất, lễ cúng tạ ơn cha mẹ… tưởng như rất sơ khai, rất chất phác nhưng cũng là sự phản ánh đúng nhất về đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số Tây Nguyên và nền văn minh nương rẫy.
Net doc dao da dang day khac biet trong van hoa tay nguyen 4

Lễ hội là một nét đẹp trong văn hóa Tây Nguyên

Ít có vùng văn hóa nào mà khi hòa mình vào các lễ hội truyền thống du khách được thỏa sức chiêm ngưỡng, cảm nhận sự hội tụ những tinh hoa văn hóa vật thể và phi vật thể của địa phương, của các tộc người khác nhau. Đó là sự hòa trộn của tiếng chiêng cổ ngân vang, vũ điệu xoang truyền thống, những bộ phục trang đẹp đẽ; chiêm ngưỡng những giàn cúng với những tua đan bằng tre nứa sặc sỡ sắc màu; và thưởng thức văn hóa ẩm thực, say sưa trong bữa rượu cần. Mỗi một lễ hội đều cuốn hút sự tham gia của toàn thể cộng đồng, thậm chí đến từ các dân tộc khác, buôn làng khác.
Có thể nói, lễ hội truyền thống Tây Nguyên – là môi trường duy nhất mà ỏ đó tất cả những tinh hoa trong văn hoá vật thể và phi vật thể của từng tộc người, từng nhóm địa phương, từng làng được thể hiện. Đến đây, ta sẽ được nghe tiếng chiêng ngân vang từ bộ cồng chiêng cổ nhất, có âm thanh hay nhất làng; được xem những thiếu nữ uyển chuyển bước trong vòng xoang theo nhịp trống chiêng. Chiêm ngưỡng những giàn cúng (cột gơng) với những tua đan bằng tre nứa, sặc sỡ sắc màu, vút lên giữa trời cao nguyên lộng gió. Được thấy những bộ trang phục và đồ trang sức đẹp nhất, quý nhất, được say trong men rượu cần ấm nồng, được thoả sức tìm hiểu tập quán ẩm thực…
Nguồn: luhanhvietnam.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *