Bí Quyết Làm Đẹp, Top Sắc Đẹp

Nguyên Tắc Điều Trị Nám Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Nguyên tắc điều trị nám hiệu quả nhất hiện nay

Nói đến nám là nói đến cơn ác mộng của những người phụ nữ có độ tuổi từ 30 trở đi, bởi nám thường gặp nhất ở giai đoạn này, nếu không điều trị kịp thời nám có thể lan rộng và dẫn đến sự mất thẩm mỹ trên da. Vậy làm thế nào để có thể điều trị nám hiệu quả? Bởi có không ít những trường hợp điều trị nám bằng laser hay điều trị nám bằng thuốc bôi, thuốc uống nhưng vẫn tái phát trở lại. Nguyên nhân thường gặp nhất có thể là do bạn quá ỷ y vào liệu trình điều trị mà không thực hiện chăm sóc kỹ càng, không bảo vệ da trước khi ra đường, và còn một nguyên nhân nữa đó chính là lựa chọn sai phương thức điều trị. Và lý do dẫn đến việc chọn sai cách thức điều trị nám đó chính là không hiểu đúng nguyên nhân hình thành nám trên cơ thể cũng như loại nám thường gặp của mình. Nám hình thành do rất nhiều nguyên nhân và mỗi nguyên nhân sẽ có cách chữa khác nhau thì mới mang lại hiệu quả nhất. Vì vậy, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ cơ chế hình thành của nám trên da cũng như những loại nám thường gặp hiện nay, từ đó bạn có thể lại bỏ được bám dễ dàng và hiệu quả hơn nhé.

Tìm hiểu về cơ chế hình thành nám da

Trước khi đi sâu vào có chế hình thành nám, chúng ta hãy nhắc lại nám là gì cũng như những nguyên nhân cơ bản khiến nám xuất hiện trên cơ thể của chúng ta nhé.

Hiểu đơn giản nám da là những đốm nâu xuất hiện trên bề mặt da của chúng ta, chúng thường phát triển thành từng mảng và khiến làn da bị sạm màu trông thấy. Về khoa học thì nám da chính là hiện tượng tăng sắc tố melanin quá mức trên da do sư bảo vệ của cơ thể trước những tác động bên ngoài.

Nguyên nhân hình thành nám trên cơ thể

Nám hình thành do rất nhiều nguyên nhân, điển hình như do tác hại từ tia UV trong ánh sáng mặt trời (do sự rối loạn sắc tố da), hay do sự rối loạn nội tiết trong cơ thể (xảy ra khi mang thai, uống thuốc tránh thai, hay do đến giai đoạn mãn kinh…) hay do di truyền (trong gia đình bạn có người bị nám thì khả năng cao bạn cũng có thể mắc nám), thậm chí các nguyên nhân khác như stress kéo dài, lạm dụng mỹ phẩm quá mức cũng là nguyên nhân dẫn đến nám.

Cơ chế hình thành nám trên cơ thể

Tuy có nhiều nguyên nhân dẫn đến nám xuất hiện nhưng về cơ bản thì cơ chế hình thành nám đều giống như nhau, đó là sự sản sinh quá mức của sắc tố melanin trên da, hình thành các mảng đốm màu nâu trên da.

Thế nào là sắc tố melanin?

Melanin chính là một loại sắc tố trong cơ thể của con người, đóng phần quan trọng trong việc hình thành nên màu tóc và màu da của con người. Melanin được hình thành nhờ 1 tế bào của da đó là tế bào biểu bì sắc tố (tên tiếng anh là melanocytes). Melanocytes được nằm rải rác từ đáy của thượng bì và chỉ hình thành nên nám khi chịu sự tác động từ tia UV có trong ánh sáng mặt trời cùng sự tác động của men Tyrosinase.

Nguyên tắc điều trị nám hiệu quả nhất hiện nay

Melanin chính là một loại sắc tố trong cơ thể của con người, đóng phần quan trọng trong việc hình thành nên màu tóc và màu da

Cơ chế hình thành nám da trên cơ thể 

Thực tế, melanin có tác động không hề xấu hoàn toàn cho cơ thể mà nó mang lợi cả những lợi ích tích cực trên da. Với chức năng chính là bảo vệ làn da khỏi các tác động từ môi trường bên ngoài như chống lại nhiệt độ cao quá mức mà ánh sáng mặt trời lên da cùng những tác động tiêu cực mà tia UV ảnh hưởng đến da, bên cạnh đó còn hạn chế được tối đa những ảnh hưởng từ các chất oxy hóa đến da.

Bên cạnh đó, tế bào melanosomes còn giúp tổng hợp và vận chuyển hắc sắc tố melanin đến những nơi tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời nhất, bởi những sắc tố này sẽ giúp bảo vệ DNA khỏi những biến chứng gây ra từ tác hại của ánh sáng mặt trời.

Và khi tiếp xúc quá lâu trong thời gian dài với ánh sáng mặt trời, khiến cho sắc tố melanin sản sinh nhiều hơn, bên cạnh đó sự rối loạn nội tiết tố trong cơ thể khiến hormone thay đổi, kích thích melanin xuất hiện, dó đó khiến các sắc tố tập trung nhiều nhất ở da mặt, hình thành nên nám da, cháy nắng hay đen sạm mà chúng ta thường thấy.

Vì quá trình tổng hợp và sản sinh melanin diễn ra khá nhanh chóng nhưng sự phân hủy lại diễn ra chậm, dẫn đến nám tồn tại lâu trên bề mặt da.

Nguyên tắc điều trị nám hiệu quả nhất hiện nay

Sắc tố melanin giúp bảo vệ DNA khỏi những biến chứng gây ra từ tác hại của ánh sáng mặt trời

Có nên loại bỏ hoàn toàn sắc tố melanin để điều trị nám không?

Mặc dù là nguyên nhân dẫn đến nám trên da, thế nhưng bạn không nên tiêu diệt hoàn toàn sắc tố melanin để loại bỏ nám da. Lý do như sau:

Thứ nhất, việc không có sắc tố melanin là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh bạch tạng (đây là 1 loại bệnh lý liên quan đến việc tổng hợp sắc tố melanin bẩm sinh ở cơ thể con người).

Thứ hai, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, những ai có sự thiếu hụt sắc tố melanin trên da hay không có melanin thì đến đời sau có thể xuất hiện những bệnh lý không tốt.

Về bản chất, melanin chính là lớp áo choàng bảo vệ, hình thành nên khi cơ thể gặp các tác động không tốt từ môi trường. Chỉ có điều, khi được sản sinh quá mức thì khiến làn da bị mất thẩm mỹ bởi các đốm màu nâu trên da, khiến da không đều màu, dẫn đến sự mất tự tin khi giao tiếp của các chị em phụ nữ.

Kiểm soát được lượng sắc tố melanin trên da là biện pháp điều trị nám tối ưu nhất

Từ cơ chế hình thành của nám mà chúng ta đã tìm hiểu ở trê, dễ dàng nhận thấy rằng, để có thể loại bỏ nám da hiệu quả thì việc kiểm soát được lượng sắc tố melanin trên da là cần thiết, chứ không phải loại bỏ hết các sắc tố melanin trên da. Bạn cần sử dụng phương pháp phù hợp để cân bằng sự sinh sản của các sắc tố melanin đồng thời phân hủy chúng trên da an toàn, nhờ đó làn da sẽ đều màu và trắng mịn hơn.

Nguyên tắc điều trị nám hiệu quả nhất hiện nay

Kiểm soát được lượng sắc tố melanin trên da là biện pháp điều trị nám tối ưu nhất

Các loại nám da thường gặp hiện nay

Về cơ bản, có 3 loại nám da như sau:

  • Nám mảng: loại nám này thường chỉ mới xuất hiện ở lớp biểu bì trên da, do đó dễ dàng điều trị hơn so với các loại nám khác. Với đặc điểm nhận dạng là những mảng nám có màu đậm nhạt khác nhau. Nám mảng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên da nhưng nhiều nhất, vẫn là tập trung tại các vùng như nơi gò má, trán hay cằm…Chân của nám mảng thường nông, mới chỉ tập trung ở lớp thượng bì và lớp ngoài cùng của da, do đó bạn có thể điều trị nám dễ dàng bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, sử dụng thuốc bôi cùng chế độ chăm sóc phù hợp là đã có thể trị nám được rồi.
  • Nám chân sâu: loại nám này biểu hiện trên da với những hình thái là đốm tròn, to hơn đầu đũa và có màu nâu nhạt hoặc nâu đậm, rất dễ bị nhầm với những vết thâm hình thành cho mụn. Nám chân sâu được nhận biết trên da với biểu hiện từng đốm tròn hoặc sản sinh thành từng chùm ở những khu vực như mũi, má hay cằm với chân nám nằm sâu bên trong lớp hạ bì của da, nếu không lựa chọn đúng phương pháp điều trị rất dễ để lại sẹo và không loại bỏ hết được.
  • Nám hỗn hợp: loại nám cuối cùng chính là sự kết hợp giữa nám mảng và nám chân sâu trên da. Với biểu hiện dễ thấy như các đốm nám nhỏ màu sẫm có kích cỡ chỉ bằng đầu tăm nằm rải rác trên da hoặc tập trung thành từng đám ở những khu vực như sống mũi, hai gò má hay trán, cằm, nơi khu vực quanh mắt…Vì là sự kết hợp giữa cả hai loại nám nên cực kỳ khó điều trị khi vừa phải kết hợp những phương pháp khác nhau trên cùng 1 vùng da.

Mỗi loại nám da được hình thành dựa trên nhiều nguyên nhân khác nhau, biểu hiện trên da cũng khác nhau, do đó để điều trị hiệu quả đòi hỏi cần biết rõ nguyên nhân, tình trạng nám trên da từ đó có kế hoạch điều trị phù hợp, tiết kiệm thời gian và chi phí mà còn giúp mang lại hiệu quả cao.

Không nên tự ý thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà vì bạn không biết được liều lượng có phù hợp với tình trạng nám trên da của mình hay không, bên cạnh đó còn rất dễ để lại biến chứng không mong muốn. Đôi khi, những biểu hiện của nám còn dễ bị nhầm lẫn với những biểu hiện của ung thư da hoặc một số bệnh lý khác, do đó, để điều trị hiệu quả và an toàn, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có thể xác định rõ tình trạng trên da và gợi ý liệu trình điều trị phù hợp.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *