Nét Đẹp Văn Hoá, Văn Hoá

Những nét đẹp văn hóa dân tộc Tây Bắc khiến du khách khó lòng chối từ

Nhung net dep van hoa dan toc tay bac khien du khach kho long choi tu 3
Văn hóa dân tộc Tây Bắc mang những nét đặc trưng khó nhầm lẫn. Từ cách ăn mặc, ở, đi lại đến đời sống tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc… đã tạo nên một Tây Bắc rất riêng. Địa bàn Tây Bắc gồm cộng đồng 34 dân tộc anh em cùng cư trú đã tạo nên tính đa dạng về văn hóa. Dù đã trải qua hàng ngàn năm xây dựng và phát triển, nhưng văn hóa các dân tộc Tây Bắc luôn giữ cho mình những bản sắc riêng biệt khó hòa lẫn.
Bạn là “chuyên gia” hay “gà mờ” khi nói về vùng văn hoá Tây Bắc của đất nước? Cùng Topsacdep cập nhật nhiều thông tin thú vị về các điểm đến hót hòn họt trong sổ tay chinh phục của tín đồ du lịch nhé.  Từ Điện Biên, Yên Bái đến Lào Cai, có thể nói du khách chưa bao giờ thôi trầm trồ về kho tàng thiên nhiên mỹ miều cùng nét đẹp truyền thống độc đáo tại các tỉnh thành nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam. Tán thưởng thôi vẫn là chưa đủ, cùng kiểm tra xem bạn tường tận bao nhiêu trong số các sự thật thú vị về vùng văn hoá Tây Bắc nhé.

Đặc điểm núi rừng Tây Bắc

Đặc điểm nhận dạng” của Tây Bắc chính là khối núi đá cao trải dài và chia cắt sâu, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, tạo nên nhiều thung lũng, hang động bí ẩn. Nổi bật nhất có dãy Hoàng Liên Sơn rộng 30km, dài 180km, với một số nơi đạt độ cao ấn tượng đến 3.000m. Sẽ là thiếu sót lớn nếu bỏ qua núi Fansipan danh tiếng – nơi đánh dấu “nóc nhà Đông Dương” ở độ cao 3.143m so với mặt nước biển. Chinh phục đỉnh Fansipan bằng cáp treo Sun World Fansipan Legend và du ngoạn quần thể công trình tâm linh đặc sắc lưng chừng sương mây là thú vui thi vị khi đi du lịch Sapa đấy.
Nhung net dep van hoa dan toc tay bac khien du khach kho long choi tu 2

Khung cảnh thiên nhiên tại Tây Bắc

Hệ thống sông ngòi ở Tây Bắc bố trí rộng khắp, chảy qua các dãy cao nguyên đá vôi tạo thành mỹ cảnh thiên nhiên hết sức ấn tượng. Nói đến vùng văn hoá Tây Bắc, người ta thường nghĩ ngay đến sông Đà – từng được nhà văn Nguyễn Tuân miêu tả là “Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia”. Không quá lời nếu bảo rằng sông Đà là đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp phóng khoáng, đầy sức sống và có phần khó đoán của thiên nhiên Tây Bắc

Nền nông nghiệp của Tây Bắc

Địa hình Tây Bắc chủ yếu là đồi núi, địa hình chia cắt, khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra thiên tai (lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá, cháy rừng…), do vậy nông nghiệp không phải là thế mạnh, nhưng nó lại góp phần quan trọng cho việc hình thành những nét văn hóa truyền thống của khu vực.
Đồng bào ở thung lũng Thái Tây Bắc đã xây dựng hệ thống tưới tiêu, được gói gọn trong 4 từ văn vần: ” Mương – Phai – Lái – Lịn”, lợi dụng độ dốc của dòng chảy dốc, đồng bào lấy đá ngăn suối làm nước dâng cao, đó là cái “phai”. Phía trên “phai” xẻ một đường chảy lên dẫn vào cánh đồng, đó là “mương”. Từ “mương” xẻ những rãnh chảy vào ruộng, đó là “lái”. Còn “lịn” là cách lấy nước từ nguồn trên núi cao, dẫn về ruộng, về nhà, bằng các cây tre đục rừng đục mấu, nối tiếp nhau, có khi dài hàng cây số.
Nhung net dep van hoa dan toc tay bac khien du khach kho long choi tu

Tây Bắc và hình ảnh những cánh đồng ruộng bậc thang

Do chủ động tưới tiêu nên người Thái nuôi cá ngay trong mực nước của ruộng lúa. Gặt lúa xong là tháo nước bắt cá. Cá nuôi trong ruộng vừa ăn sâu bọ, cỏ dại, vừa sục bùn cho tốt lúa. Cho nên, món dâng cúng trong lễ cơm mới bao giờ cũng có xôi và cá nướng. Và món cá là biểu hiện lòng hiếu khách :
“Đi ăn cá, về nhà uống rượu
Ở thì ngủ đệm, đắp chăn ấm”
Những phần ruộng bậc thang trùng điệp trên sườn núi, dưới vực sâu khiến vùng đất này thêm phần đặc biệt. Con người nơi đây còn biết cách kết hợp ruộng với trồng hoa màu để cải

Nét văn hóa ẩm thực của Tây Bắc

Nét đặc trưng riêng biệt nhất của văn hóa các dân tộc Tây Bắc phải kể đến ẩm thực. Nhờ sự kết hợp của 34 dân tộc khác nhau khiến ẩm thực của vùng đất này hội tụ nhiều điểm đặc biệt.
Những món ăn truyền thống của dân tộc được đồng bào sử dụng hàng ngày, trong những ngày lễ, tết, xuân về. Những món ăn tại đây thường được chế biến với hương vị đậm đà, mùi vị khác biệt, trở thành đặc sản đối với bất cứ du khách nào khi ghé thăm.
Đến với Tây Bắc, bạn sẽ được thưởng thức những món độc lạ. Nổi bật nhất trong đó cần kể đến: Canh da trâu, chẩm chéo, cơm lam nấu trong ống tre, rượu sâu chít hay các loại quả đặc trưng khác…
Nhung net dep van hoa dan toc tay bac khien du khach kho long choi tu 1

Văn hóa Tây Bắc và những món ăn đặc sắc không nên bỏ lỡ

Thắng cố là một trong những món ngon Tây Bắc nổi tiếng nhất, được chế biến từ thịt ngựa, mỡ ngựa, nội tạng ngựa cùng một ít… phân non của ngựa. Thịt ngựa dai mềm kết hợp cùng các loại gia vị độc đáo như thảo quả, quế, địa điền, lá chanh nướng đã tạo nên hương vị thơm ngon khó cưỡng cho đặc sản này.
Ngày nay, để phù hợp với khẩu vị của du khách, thắng cố có thêm biến tấu từ bò, dê, heo và bỏ qua nguyên liệu phân non. Hầu hết thắng cố được bán theo phần ăn lớn nhưng bạn cũng có thể mua bát (chén) lẻ ở Chợ Sapa đấy.
Mèn mén cũng là đặc sản đại diện cho ẩm thực vùng cao Tây Bắc. Được chế biến từ nguyên liệu chính là bắp ngô, mèn mén có vị thơm ngọt tự nhiên, thường được ăn cùng với thắng cố và ớt nướng.

Những bộ trang phục truyền thống của đồng bào Tây Bắc

Đối với đồng bào vùng Tây Bắc, những bộ trang phục của họ theo truyền thống để tạo nên bản sắc dân tộc riêng.
Trang phục của người Thái thường gồm áo ngắn, áo dài, váy, thắt lưng, nón, khăn… Người dân còn sử dụng các trang sức được làm bằng bông, kim loại…
Trang phục của người Dao lại có phần sặc sỡ hơn. Những hoa văn hồng, đỏ, xanh, đen kết hợp lại với nhau giúp tỏa sáng. Một bộ trang phục của cô gái Dao thường gồm áo, xà cạp, yếm, váy.
Nhung net dep van hoa dan toc tay bac khien du khach kho long choi tu 5

Trang phục truyền thống của người dân tộc 

Ngoài ra, các cô gái nơi đây còn kết hợp trang phục để tạo nên sự hoàn chỉnh nhất trong trang phục…
Người Mông chủ yếu mặc quần áo. Tuy nhiên, những bộ quần áo do người dân thiết kế chủ yếu mang đặc trưng vùng đồi núi. Váy chàm của các cô gái thường được thêu những hoa văn xưa cổ để tạo nên đặc trưng riêng…

Kiến trúc nhà ở – Nét đẹp văn hóa dân tộc Tây Bắc

Văn hóa dân tộc Tây Bắc còn in đậm trong từng kiến trúc nhà ở của người dân khu vực. Mỗi dân tộc khác nhau thường xây dựng nhà ở với lối kiến trúc khác nhau nhưng tạo nên được một Tây Bắc rất riêng.
Người Thái thường xây dựng nhà sàn chuẩn theo “Hướn hạn phủ táy”. Những ngôi nhà sàn xây dựng rất tài hoa và đáp ứng được sự hài hòa giữa không gian sống, thiên nhiên và con người. Người Thái làm nhà có số gian lẻ, hai đầu khum lại như mái rùa.
Nhung net dep van hoa dan toc tay bac khien du khach kho long choi tu 4

Những ngôi nhà mang nét đặc trưng của Tây Bắc

Người Dao thường tạo nên các công trình nửa trệt nửa sàn phong phú. Kiểu nhà truyền thống của người Dao được thiết kế ba gian, chắp ghép lại với nhau bằng những nguyên liệu rời rạc.
Người Mông thường xây dựng nhà trệt, không gác. Nhà ở gồm ba gian với kết cấu chắc chắn được làm bằng gỗ. Gian chính được người dân sử dụng đặt bàn thờ tổ tiên. Gian ngoài dành cho nam sinh hoạt, gian trong dành cho việc bếp núc. Dù xây dựng theo lối kiến trúc nào đi chăng nữa, mỗi kiến trúc đều thể hiện rõ ràng văn hóa Tây Bắc.
Nguồn: quankhu2.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *